Internet ra đời giúp cuộc sống của chúng ta trở nên tiện lợi và tiếp cận rất nhiều thông tin hữu ích từ content marketing trên tạp chí, bài báo hay quảng cáo.
Mọi người có thể tương tác với nhau nhanh chóng thông qua các mạng xã hội như: Twitter, Facebook, Linkedin hay Pinterest,…
Bạn cũng dễ dàng bắt gặp một hình ảnh trên Facebook như phía dưới và có suy nghĩ về content marketing sau đó tự mình đặt cho bản thân câu hỏi vì sao nó lại thu hút đến như thế?
Bạn nghĩ gì khi đọc được nội dung mà Coca Cola truyền tải đến cho mọi người?
Như bạn biết và đang hiểu, content marketing chính là yếu tố quan trọng trong Digital Marketing. Nhưng có phải nó chỉ xuất hiện trên trực tuyến hay không?
Nhìn vào hình ảnh sau đây và bạn thử đoán xem điều gì đang diễn ra với Content Marketing.
Vâng, nó xuất hiện ở khắp mọi nơi trong cuộc sống để truyền tải những thông điệp hấp dẫn không chỉ riêng ở mảng Digital Marketing.
Content marketing là tất cả, kể chuyện về một câu chuyện, nắm bắt cảm xúc, lấy đi nước mắt hay mang lại một nụ cười cho người đọc và chúng ta thường bị thu hút bởi một câu chuyện tuyệt vời. Đó là lý do tại sao blog HubSpot đã làm rất tốt và cuối cùng dịch vụ của họ được rất nhiều người sử dụng.
Đó là lý do tại sao Marvel Studios đi đến thành công với doanh thu hơn 17 tỷ đô la Mỹ sau 10 năm.
Vậy sử dụng nội dung như thế nào để marketing một sản phẩm hoặc dịch vụ? Dưới đây là bài hướng dẫn cơ bản về content marketing dành cho người mới bắt đầu.
Khái niệm chuẩn về Content Marketing
Trước khi giải đáp Content Marketing là gì thì hãy cùng iAgency xem qua ý nghĩa của Content và vì sao Content Marketing lại xuất hiện trong thời gian vài năm gần đây nhé!
Content là gì?
Content dịch sang tiếng Việt có nghĩa là “nội dung”, nhằm chỉ tất cả những gì mà chúng ta đọc, chúng ta thấy trênmột bài báo, một bài hát, một bài viết, một video, một hình ảnh… đều được gọi là một Content.
Trong Marketing, “bóng dáng” của content xuất hiện rất đa dạng: đó có thể là một bài viết mô tả sản phẩm, một bài quảng cáo bán hàng, một tờ rơi, một bản nhạc để quảng cáo, một kịch bản video, video… Bất cứ nội dung nào cũng được gọi là content nếu như nó đúng nghĩa là “nội dung” cung cấp thông tin, truyền tải thông điệp…
Và bạn đã từng nghe, thấy cụm từ “Content is King” rồi chứ? Nó thường được nhắc tới khi nói về sự ảnh hưởng của nội dung và mọi người bình luận về nó theo nhiều ý nghĩa tích cực lẫn tiêu cực.
Và một điều bất ngờ hơn là nó bao gồm cả Content Marketing, nhưng không phải mọi Content đều là Content Marketing. Vậy Content Marketing là gì?
Content Marketing là gì?
Content marketing là tiếp thị nội dung, mang đến cho người đọc một nội dung có chứa quảng cáo. Hoạt động marketing của một doanh nghiệp hoặc thương hiệu tập trung vào việc tạo ra & phân phối nội dung có giá trị, liên quan đến sản phẩm/dịch vụ.
Với mục đích thu hút, giữ chân người dùng để từ đó thúc đẩy hành vi & chuyển đổi họ thành khách hàng, Content Marketing giúp người đọc cải thiện kiến thức cuộc sống qua việc chia sẻ thông tin về các lĩnh vực trong cuộc sống như: Giáo dục, giải trí, góc nhìn, nhận xét đa chiều về một vấn đề và sự vật nào đó,…
Như vậy Content Marketing là một quá trình, là một chiến lược của kế hoạch Marketing mà doanh nghiệp đề ra và thực hiện nhằm đạt được mục đích kinh doanh.
Ngày nay, thị trường rộng lớn với những cuộc cạnh tranh khốc liệt. Bởi vậy, nhận thức của đối tượng mục tiêu về thương hiệu thực sự là một tài sản lớn. Hãy suy nghĩ về điều này!
Sự khác biệt của Content bình thường và Content Marketing là gì?
Hãy đọc lại định nghĩa content marketing một lần nữa, nhưng lần này loại bỏ phần “giá trị và có liên quan”.
Đó là sự khác biệt giữa Content Marketing (tiếp thị nội dung) và các thông tin rác mà nhiều công ty đang cố gắng “bán hàng” gì đó cho bạn. Các công ty gửi thông tin qua email, chia sẻ trên mạng xã hội,… hầu hết nó không có liên quan hoặc chả có giá trị nào (bạn có thể gọi nó là tin rác/tin spam). Đó chính là những content thông thường.
Điều làm cho Content Marketing có giá trị trong môi trường ngày nay chính là yếu tố: Content mang đến giải pháp/giá trị hữu ích đối với người dùng. Đây là điểm tiên quyết để phân biệt giữa Content Marketing & các Content thông thường.
Content Marketing xuất hiện từ khi nào?
Content Marketing bắt đầu xuất hiện vào năm 1732 khi một người đàn ông tên là Benjamin Franklin lần đầu xuất bản tờ báo Poor Richard’s Almanack. Mục đích là để thúc đẩy công việc kinh doanh in ấn của mình.
Có thể thuật ngữ vẫn còn khá mới mẻ nhưng lịch sử của nó là cả một bề dày với đến vài trăm năm. Bạn đang tò mò về quá trình phát triển của content marketing qua nhiều thế kỷ?
Content Marketing Institute đã giúp chúng ta có cái nhìn hiểu biết hơn thông qua infographic và video tuyệt vời trình bày về sự phát triển của tiếp thị nội dung (content marketing).
Xã hội ngày càng tiến bộ hơn và công nghệ cũng vậy, nhưng tiếp thị nội dung vẫn sẽ luôn tồn tại.
Tác giả khái niệm Permission Marketing và cuốn sách cùng tên nổi tiếng cũng đưa ra nhận định vững chắc cho điều này.
Content marketing is the only marketing left.
— Seth Godin.
Tạm dịch: Tiếp thị nội dung là tiếp thị duy nhất còn lại.
Công thức dẫn đến sự thành công của content marketing vẫn còn đó. Tuy nhiên, sự xuất hiện của internet đã giúp content marketing có một bước tiến dài.
Thông qua blog, mạng xã hội, email,… hàng tỷ nội dung đã được tạo ra để gắn kết khách hàng với tổ chức. Câu chuyện còn lại là vấn đề về xây dựng chiến lược nội dung với định hướng rõ ràng và cách thực hiện của những người làm marketing.
Vì sao nên sử dụng Content Marketing?
Với sự phát triển của loại hình tiếp thị nội dung là phổ biến và rất nhiều doanh nghiệp sử dụng nó. Trước tiên, bạn nên biết một vài thống kê về tiếp thị nội dung trong những năm gần đây.
- Theo báo cáo State of Inbound, tạo nội dung blog là ưu tiên hàng đầu của 53% nhà tiếp thị.
- Theo Hubspot, 82% các nhà tiếp thị cho rằng blog tạo ROI tích cực cho inbound marketing của họ.
- Theo dữ liệu của Wyzowl, 81% doanh nghiệp sử dụng video như một công cụ tiếp thị trong năm 2018.
Điều đó có nghĩa là tiếp thị nội dung ngày càng trở nên cạnh tranh. Mọi người đang cố gắng tạo ra nhiều nội dung hơn mỗi năm bởi các hình ảnh, bài viết, video, infographics… Nếu Content Marketing có tính viral cao thì nó trở nên hiệu quả và có tính lan truyền khủng khiếp trong môi trường trực tuyến.
Vậy, điều gì khiến cho Content Marketing ngày càng được các công ty sử dụng nhiều hơn?
Hay nói cách khác, lợi ích của content marketing là gì?
- Tăng nhận thức về thương hiệu: Khi khách hàng tiềm năng và người mua tìm kiếm thông tin để tìm câu trả lời cho các vấn đề của họ, thương hiệu của bạn được hiện diện.
- Tăng sự yêu thích thương hiệu: Content marketing giúp tăng cường mối quan hệ giữa thương hiệu của bạn với người quan tâm. Nó cũng giúp thương hiệu dần trở thành Top of Mind trong tâm trí khách hàng khi họ nghĩ tới ngành của bạn.
- Phạm vi tiếp cận lớn hơn với chi phí thấp hơn: Đây không phải là chiến lược ngắn hạn. Theo thời gian, chuỗi nội dung tuyệt vời của bạn vẫn sẽ tiếp tục tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng và họ sẽ quan tâm hơn.
Chúng ta cùng nhìn nhận lại bốn bước của chu kỳ mua điển hình:
- Nhận thức
- Nghiên cứu
- Xem xét
- Mua
Vâng, Content Marketing dễ dàng giúp bạn làm tốt ba bước đầu tiên để khách hàng tiềm năng có cái nhìn sâu sắc về thương hiệu của bạn.
Cách làm Content Marketing hiệu quả
Bạn cứ tưởng tượng mỗi ngày trên internet có cả hàng tỷ nội dung được cập nhật khắp MXH, đó là chưa kể blog, website, người làm youtube,… được tạo ra.
Nhiều doanh nghiệp tạo nội dung nhưng không biết lý do tại sao họ cần phải tạo nội dung cho các trang mạng mà họ quản trị. Thông thường họ sẽ viết các nội dung theo cảm hứng và không rõ ràng trong câu từ. Bởi vậy, thông điệp truyền tải thường không nhất quán và thiếu sự ổn định về tần suất xuất bản.
Theo một cách nào đó, bạn thực sự cần có chiến lược rõ ràng để những nỗ lực của bạn bỏ ra xứng đáng và mọi người chịu lắng nghe ý kiến của bạn hơn.
Bạn đã từng nghe các thuật ngữ Content Strategy và Content Marketing Strategy? Chúng được nhiều người sử dụng thay thế cho nhau. Nhưng thực tế, chúng không giống nhau.
- Content Strategy: Chiến lược nội dung thường vượt ra ngoài phạm vi của chiến lược tiếp thị nội dung, bởi nó bao gồm những nội dung không nhằm mục đích tiếp thị, đơn giản là bạn cung cấp cho người đọc một nội dung có giá trị nhưng không bao gồm việc kinh doanh.
- Content Marketing Strategy: Chiến lược tiếp thị nội dung sẽ giải thích lý do tại sao bạn tạo nội dung? Đối tượng bạn muốn giúp đỡ là ai? Cách bạn giúp đỡ họ mà không ai có thể làm được (sự khác biệt)? Và, mục tiêu của bạn là gì?
Thông thường, các doanh nghiệp sử dụng Content Marketing nhằm đạt được một trong số các mục tiêu như tăng lượng khách hàng tiềm năng, tăng doanh thu,…
- Content Marketing: Tiếp thị nội dung được coi như một chiến thuật, cách bạn sẽ thực hiện chiến lược của mình. Nó cũng giúp những người trong tổ chức biết sẽ phải xử lý công việc gì.
Hãy nghĩ đến một bản kế hoạch nội dung chi tiết bao gồm chủ đề chính bạn sẽ đề cập, nội dung bạn sẽ tạo, thời gian bạn sẽ tạo, cách bạn chia sẻ nội dung,… Tuy nhiên, bạn luôn cần một chiến lược tiếp thị nội dung trước khi tiến hành lập một kế hoạch nội dung. Bởi nó như kim chỉ nam soi sáng những điều bạn nỗ lực thực hiện.
Phía trên là tổng quan nhưng tôi biết điều bạn muốn là hướng dẫn từng bước về chiến lược tiếp thị nội dung của riêng bạn.
Bạn có thể đi qua 5 bước Content Marketing bao gồm:
- Xác định mục tiêu: Nó liên quan đến tầm nhìn, mục đích mà bạn muốn thực hiện và truyền tải đến cho người mua. Đó cũng là cách bạn trả lời các câu hỏi “Chúng ta sẽ đi tới đâu?”, “Tại sao chúng ta lại làm điều này?”.
- Xác định đối tượng: Bạn không thể thực hiện một nội dung mà không biết đối tượng của mình là ai. Xác định đối tượng là vô cùng quan trọng trong việc phát triển chiến lược của bạn để mang đến nội dung mang tính chuyển đổi tốt hơn.
- Kế hoạch nội dung: Điều cần thiết bây giờ là một bản kế hoạch được vạch ra cho nội dung của bạn có thể phân phối một cách hợp lý, truyền tải đúng cái mà người mua cần.
- Nội dung: Câu chuyện và thông điệp mà bạn muốn truyền tải đến đối tượng của mình phải thật sự thú vị, đừng bao giờ bạn chỉ nghĩ đến bán hàng mà bỏ quên đi giá trị của sản phẩm mà bạn đang cung cấp.
- Nền tảng Marketing: Hãy chuẩn bị cho mình trước khi thực hiện chiến lược tiếp thị nội dung của mình trên các cổng thông tin như: Facebook, Pinterest, Google, Website,…
Tầm quan trọng của Content Marketing đối với doanh nghiệp
Đối với những doanh nghiệp trong nước, sẽ thật khó để cạnh tranh với những doanh nghiệp mang tầm cỡ quốc tế đang tràn vào Việt Nam. Tuy nhiên, Content Marketing chắc chắn sẽ giúp những doanh nghiệp đó định vị thương hiệu và thu hút sự quan tâm trong ngành nghề liên quan.
Có thể nói, vai trò của Content Marketing là mang đến cơ hội phát triển, khẳng định vị thế, xây dựng thương hiệu vững mạnh trong ngành nghề mà mình đang kinh doanh.
Mang lại lượng truy cập cao
Vai trò của Content Marketing góp phần đẩy mạnh lượng truy cập vào website, fanpage của doanh nghiệp.
Hãy hiểu đơn giản rằng khi khách hàng cần một thông tin, bạn cung cấp được thông tin hữu ích hoặc đơn giản chỉ là một biện pháp nào đó thì khách hàng sẽ đến với trang web, fanpage của bạn. Hơn nữa, khi lại gặp vấn đề, chắc chắn họ sẽ quay lại để tìm những thông tin khác.
Xây dựng nhận diện thương hiệu
Nếu bạn xây dựng một nội dung chất lượng thì khách hàng chắc chắn sẽ thấy được tên tuổi cũng như công dụng của bạn.
Hơn nữa, nội dung nếu đáp ứng nhu cầu của họ, chắc chắn họ sẽ quảng bá thương hiệu thay cho bạn, giúp hình ảnh của thương hiệu tiến xa hơn.
Thật khó để có thể xếp trên những công ty lớn, tuy nhiên, nếu xây dựng được sự phổ biến của đường link, chắc chắn sẽ giúp thương hiệu của bạn được nhận diện tốt hơn và đó chính là một vai trò của Content Marketing hiện nay.
Tăng doanh số
Khi bạn bán hàng và có nhiều người truy cập vào website của bạn thì tất nhiên cơ hội lấy được các đơn hàng sẽ cao hơn. Khách hàng muốn biết càng nhiều càng tốt trước khi mua một món hàng nào đó. Vì vậy, vai trò của Content Marketing chính là làm cho sản phẩm, dịch vụ của bạn thực sự nổi bật.
Hơn thế nữa, Content Marketing cần mang lại sự tin tưởng, chân thành, đó chính là những điều khách hàng xứng đáng được nhận.
Xây dựng uy tín của website, fanpage
Khi content của bạn trở thành một thông tin đáng tin cậy thì chắc chắn khách hàng sẽ luôn lắng nghe bạn. Hơn nữa có khi họ còn chạy đến “hỏi” bạn khi có thắc mắc ấy chứ.
Đó chính là một vai trò của Content Marketing mà mọi doanh nghiệp cần hướng tới. Điều này giúp khách hàng nhận ra, doanh nghiệp của bạn không thua gì những doanh nghiệp quốc tế, thậm chí còn có dịch vụ tốt hơn, sự trải nghiệm trọn vẹn hơn và bảo mật hơn.
Kết nối và hợp tác
Khi bạn có một chiến lược Content Marketing chất lượng, tất nhiên, bạn sẽ có được sự ấn tượng từ khách hàng.
Hơn nữa, ấn tượng từ những doanh nghiệp, ngành nghề khác cũng là một yếu tố quan trọng mà Content Marketing mang lại. Vai trò của Content Marketing trong mối quan hệ này chính là xây dựng kết nối mạnh mẽ, thậm chí đặt bạn cao hơn những doanh nghiệp, cá nhân khác.
Định hướng Content Marketing
Dựa theo bản đồ hành trình của khách hàng để có một sơ đồ trực quan về mọi trải nghiệm mà khách hàng của bạn đi qua. Nó giúp kể câu chuyện về trải nghiệm của khách hàng với thương hiệu, từ sự tham gia ban đầu đến khi mua hàng và phát triển mối quan hệ lâu dài.
Như bạn biết, rất ít người đi thẳng từ nhận thức đến mua hàng.
Thay vào đó, họ thường xem quảng cáo hoặc tìm kiếm, khám phá trang web của bạn, suy nghĩ về sản phẩm của bạn, theo dõi đánh giá từ người khác,… rồi mới ra quyết định mua.
Mỗi trải nghiệm mà người dùng đi qua sẽ tương ứng với một điểm chạm (touch point). Ở mỗi điểm đó, bạn cần cung cấp loại nội dung phù hợp để họ đến gần hơn với thương hiệu của bạn.
Đó là lý do để Content Marketing quan trọng, bởi nó bắt đầu từ giai đoạn xây dựng nhận thức về thương hiệu cho đến khi người dùng trở thành khách hàng trung thành. Mặc dù xét về lợi ích của tiếp thị nội dung thì không ai có thể phủ nhận, nhưng để xác định hiệu quả dựa trên chuyển đổi, doanh thu và ROI (lợi tức đầu tư) thì rất khó để đo lường.
Theo một cách nào đó, đo lường khó khăn không phải là cái cớ để chúng ta thực hiện chiến lược tiếp thị nội dung một cách mơ hồ. Để tạo chiến lược tiếp thị nội dung theo hướng dữ liệu, bạn có thể bắt đầu bằng cách hiểu đối tượng người mua.
Bạn sẽ cần phải tạo hồ sơ khách hàng lý tưởng với tất cả thông tin mà bạn có, chúng sẽ tác động hầu như mọi khía cạnh của quá trình tiếp thị và bán hàng của bạn. Sau đó, nội dung của bạn sẽ có tác dụng tốt hơn trong việc kể chuyện để dẫn dắt mối quan hệ giữa thương hiệu của bạn với những người quan trọng.
Hướng dẫn tìm ý tưởng cho Content Marketing
“Rồi ai cũng hết ý tưởng thôi” – Tôi đùa đấy, cùng xem tiếp nhé!
Việc động não suy nghĩ để tìm ý tưởng cho Content Marketing là một công việc cực kỳ khó khăn. Những công cụ dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng thấy được ý tưởng tuyệt vời của mình.
BuzzSumo
BuzzSumo là một trang web cung cấp tính năng tìm kiếm những nội dung được chia sẻ nhiều nhất trên các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter, Pinterest,… theo các mốc thời gian tùy chọn.
Bằng cách điền vào ô trống từ khóa mà bạn đang cần tìm ý tưởng xung quanh nó, BuzzSumo sẽ đưa ra các nội dung phổ biến để bạn xem xét.
Feedly
Feedly là một công cụ giúp bạn dễ dàng theo dõi và đọc tin tức mới nhất từ các trang web trên Internet thông qua nguồn cấp dữ liệu RSS.
Đây là cách để bạn theo dõi các chủ đề và tìm ý tưởng nội dung trong ngành của bạn.
Các định dạng Content Marketing
Content Marketing với nhiều định dạng khác nhau, cần có sự sáng tạo phong phú, có nhiều tùy chọn khác nhau để bạn đưa thông điệp của mình vào đúng nơi mà mọi người muốn lắng nghe bạn nói.
Dưới đây là một số định dạng nội dung phổ biến đang được các marketers sử dụng.
Bài đăng trên Blog
Là những cộng đồng, blogger viết những trải nghiệm thú vị, mang đến nội dung cho người đọc có giá trị. Bài viết blog trên website thường được xuất bản, cập nhật thường xuyên theo nhu cầu người đọc để thu hút khách truy cập mới.
Đừng quên, bật tính năng tương tác cho phép mọi người cùng trao đổi ý kiến để bạn tiếp thu và chỉnh sửa cho đúng nhé!
Khi thoả mãn được nhu cầu đó của độc giả, bài viết của bạn sẽ tự nhiên được mọi người hưởng ứng và chia sẻ nó về trang web của họ hoặc khắp trên cộng đồng mạng xã hội.
Theo nghiên cứu, bài đăng được xếp hạng thường có độ dài trung bình từ 2000 từ.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào ngành của bạn mà khán giả thích đọc nội dung dài hay ngắn.
Có những ngành nghề hay sở thích cá nhân là chỉ muốn xem infographic hoặc video, hình ảnh. Sử dụng content thông thường sẽ làm họ chán ngẫm với những lối văn abc là gì, vì sao nên dùng xyz,… thay vào đó hãy tạo cho họ cảm giác phấn khích hơn bằng cách sử dụng câu văn ngắn gọn, xúc tích.
Khi giá trị của Blog được bổ sung sức mạnh của Content Marketing sẽ rất hữu ích với SEO, đây là yếu tố quyết định bạn có lên TOP Google hay không; từ đó tăng nhận thức và sự yêu thích từ mọi người dành cho thương hiệu của bạn!
Ebook
Ebook (sách điện tử) là sách được xuất bản ở định dạng điện tử, cho phép người dùng truy cập nhanh vào sách bằng cách tải xuống thông qua Internet.
Ebook cũng là công cụ tạo khách hàng tiềm năng hiệu quả. Để tải xuống ebook, bạn có thể yêu cầu người dùng điền thông tin liên hệ của họ vào biểu mẫu.
Ebook thường có nội dung dài hơn và sâu sắc hơn một bài đăng blog, nó được tạo ra để thu hút người dùng tương tác tích cực hơn với trang web của bạn.
Case Study
Case study (nghiên cứu điển hình, hay còn gọi là bài học từ trường hợp thực tế) là cách bạn kể về câu chuyện thành công của bạn hoặc khách hàng trong việc giải quyết vấn đề bằng cách làm của bạn.
Case study là loại nội dung được mọi người yêu thích bởi nó như lời kiểm chứng cho năng lực của bạn. Từ đó, nó thúc đẩy sự tin tưởng của khách hàng tiềm năng đối với bạn.
Case study có thể mang định dạng của một bài đăng trên blog, ebook,… hoặc trong một ghi chú Facebook.
Template
Template (mẫu) là định dạng nội dung cung cấp giá trị to lớn cho khách hàng tiềm năng.
Nó giúp họ tiết kiệm thời gian, công sức và dễ dàng giải quyết vấn đề của chính mình.
Vì vậy, họ sẽ nhớ tới sự giúp đỡ và có nhiều khả năng tiếp tục tương tác với nội dung của bạn trong tương lai.
Tương tự ebook, bạn cũng có thể yêu cầu người dùng điền thông tin liên hệ của họ vào biểu mẫu để tải xuống nội dung.
Infographic
Một infographic (đồ họa thông tin) là một biểu diễn trực quan của thông tin hoặc dữ liệu.
Cụ thể, infographic là một tập hợp bao gồm các hình ảnh, biểu đồ sống động và văn bản cô đọng để mang đến một cái nhìn tổng quan dễ hiểu về một chủ đề. Vì vậy, khi bạn cần trình bày cho người khác về một vấn đề gì đó khó có thể giải thích bằng lời nói, infographic có thể là cách tốt nhất để làm điều này.
Các nhà tiếp thị sử dụng infographics như một phần trong chiến lược Content Marketing để xây dựng nhận thức về thương hiệu.
Video
Video là định dạng nội dung hấp dẫn được chia sẻ trên nền tảng mạng xã hội (Facebook, LinkedIn, Youtube, Vimeo,…) và trang web.
Trong các loại định dạng nội dung, video yêu cầu thời gian thực hiện và nguồn lực nhiều nhất. Đáp lại những điều đó, video cho thấy khả năng truyền tải thông điệp mạnh mẽ cũng như tốc độ lan truyền nhanh chóng.
Podcast
Podcast là một loạt các tập tin âm thanh hoặc video kỹ thuật số từng phần mà người dùng có thể tải xuống để nghe.
Podcast giúp khán giả tìm thấy thương hiệu của bạn nếu họ không có thời gian hoặc quan tâm đến việc đọc nội dung mỗi ngày. Nếu bạn có những cuộc phỏng vấn hoặc trò chuyện thú vị cần lưu trữ, podcast là một định dạng nội dung đáng để thử nghiệm.
Ở Việt Nam, mọi người thường thích xem video và đọc bài viết trên blog. Định dạng nội dung bằng podcast chưa được sử dụng phổ biến.
Social Media
Có lẽ Social Media là loại tiếp thị nội dung mạnh mẽ nhất trong thế giới kỹ thuật số.
Cho dù mục tiêu của bạn là gì thì phương tiện truyền thông xã hội giúp bạn có cơ hội tiếp cận đến một lượng lớn người xem. Mọi người có thể tìm thấy bài đăng blog của bạn trên Google nhưng nó không giúp nội dung của bạn được khuếch đại và lan rộng.
Thật may, các nền tảng mạng xã hội có thể giúp bạn điều này. Facebook chính là phương tiện truyền thông xã hội giúp cho nội dung của doanh nghiệp ‘bay xa’ hơn.
Các mạng xã hội thường được sử dụng để đăng nội dung bao gồm:
- Tiktok
- Youtube
- Zalo
Mỗi mạng xã hội sẽ hướng đến những đối tượng và mục đích khác nhau. Bạn cần khám phá các nền tảng để hiểu người dùng sử dụng nó như thế nào. Từ đó, bạn sẽ tìm được cách tiếp cận với nội dung phù hợp.
Các loại định dạng nội dung khác
Khi có nhiều ý tưởng hơn cùng sự sáng tạo, bạn có thể tạo nhiều loại nội dung khác nhau để đa dạng hóa trang web của mình.
Trên đây là thông tin tổng quan về Content Marketing, thiết nghĩ đây là những nguyên tắc cơ bản mà bạn cần phải nắm bắt.
Trong sự phát triển của kỹ thuật số, bạn có thể sử dụng Content Marketing bất cứ lúc nào để gần hơn với khán giả, miễn là nó phù hợp với bạn.
Thị trường với sự cạnh tranh khốc liệt, bạn chỉ có thể “kể chuyện” hay hơn người khác để bước lên. Chẳng bao lâu, tất cả chúng ta sẽ phải tận dụng tiếp thị nội dung nếu chúng ta muốn thành công.
Bạn có đang sử dụng tiếp thị nội dung không? Câu chuyện bạn đang kể cho khách hàng tiềm năng nghe là gì? Hãy chia sẻ với tôi nhé!